Dây loa và dây tín hiệu còn được gọi chung là dây dẫn. Trong hệ thống dàn âm thanh, chúng được phân định bằng mức độ truyền tín hiệu thấp hay cao. Đối với dây loa thì chuyển tải tín hiệu mức cao, còn dây tín hiệu thì chuyển tải tín hiệu mức thấp.
Dây loa và dây tín hiệu là những thiết bị không thể thiếu trong một dàn âm thanh, chúng kết nối các thiết bị lại với nhau. Chính vì thế, việc chọn lựa loại dây loa và dây tín hiệu thích hợp sẽ giúp âm thanh hay hơn và giúp bạn khai thác được hết khả năng của bộ dàn âm thanh đó.
Dây loa và dây tín hiệu còn được gọi chung là dây dẫn. Trong hệ thống dàn âm thanh, chúng được phân định bằng mức độ truyền tín hiệu thấp hay cao. Đối với dây loa thì chuyển tải tín hiệu mức cao, còn dây tín hiệu thì chuyển tải tín hiệu mức thấp.
Dây loa cũng có 3 loại như sau:
Dây loa đơn (còn gọi là single-end): mỗi đầu chỉ có hai cọc đấu, dây là kiểu phổ biến nhất hiện nay.
Dây loa bi-wire, tri-wire: mỗi đầu có 2 hoặc 3 cọc đấu, dùng cho các loa có thể đấu 2 hoặc 3 đường tiếng độc lập.
Dây loa có nhiều kiểu đầu cắm như: đầu kim thẳng, đầu kim cong, bắp chuối, càng cua… trong đó đầu bắp chuối và càng cua là phổ biến nhất trong các dây loa cao cấp. Nếu không có yêu cầu tháo ra tháo vào nhiều, bạn có thể dùng dây loa trần để trực tiếp vào cọc ampli và cọc loa cũng rất tốt.
Cấu tạo dây loa khá đơn giản với thành phần bên trong gồm 2 dây đồng gần tương đương với dây điện, dây âm và dây dương dung để truyền tải các tín hiệu mức độ cao. Tùy vào mức độ của dàn mà ta có thể chọn dây loa có lỗi đồng to hay nhỏ.
Cấu tạo dây tín hiệu khác với dây loa, thành phần bên trong dây tín hiệu gồm 3 chất dẫn điện, chất cách điện và đầu cắm. Khi ta hàn dây tín hiệu vào jack ta tự quy định thứ tự của dây và tức nhiên đầu kia cũng phải khớp để tín hiệu mới truyền đi được. Trên thị trường có loại dây tín hiệu chưa hàn và dây tín hiệu đã hàn giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn.