084 310 0000
thanhvuaudio@gmail.com

Kỹ năng sinh tồn P7


Bạn nghĩ như thế nào khi nói về một “mái ấm”. Đơn giản đó chỉ là nơi để bạn chui ra chui vào hay nó còn mang một ý nghĩa lớn lao nào đó? Với tôi thì “mái ấm “khác hoàn toàn với “nơi trú ẩn “ đơn thuần. Ví như chim có tổ, người có tông. Mái ấm gia đình là một hình ảnh rất thân thuộc, gắn bó và tràn đầy yêu thương. Là nơi chắp cánh cho những thế hệ tương lai bay cao, bay xa hơn trên bầu trời xã hội. Có thể bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình một “nơi trú ẩn” nhưng không dễ để tìm cho mình một “mái ấm” với đúng ý nghĩa của nó.

Không có một nơi trú ẩn an toàn và tươm tất, có một bếp lửa ấm áp bập bùng cháy lúc thời tiết lạnh giá. Bạn sẽ thấy trống trải, yếu đuối và dễ dàng suy sụp. Không những thế bệnh tật và những mối họa không tên từ thiên nhiên sẽ mau chóng đến với bạn.

1. Hang động

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 1

 
Tạm thời thì trú ẩn trong hang động trong giai đoạn đầu khi ta lạc chân lên hoang đảo và những vùng đất xa lạ là một lựa chọn khá tốt. Tuy nhiên như tôi đã nói phía trên, trong những hang động vốn đã có sẵn những “cư dân” khác và chúng không hề bằng lòng với việc chia sẻ ngôi nhà của mình với bạn.
 
Sinh vật trong hang động
 
- Các loài dơi (có thể là cả dơi hút máu). Nếu đã có dơi thì thường là số lượng rất lớn, phân dơi nhiều, có mùi hôi nồng nặc và quan trọng là bạn không thể đốt lửa bởi chúng rất dễ cháy nổ như thuốc nổ vậy. Chúng thường sống ở phần sâu nhất của hang, bạn có thể tận dụng lối vào của hang làm nơi trú ẩn trong trường hợp này.
 
- Các loài thú như chuột, chồn hôi, gấu, báo … Thường thì hay gặp những loài thú nhỏ và vô hại trong hang. Tuy nhiên nếu gặp dấu hiệu của những loài thú nguy hiểm hãy lập tức tránh xa nơi đó ( phần săn bắn - đánh bắt sẽ chỉ bạn chỉ bạn cách nhận biết các loài thú bằng dấu vết chúng để lại).
 
 
                
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 2
 Dơi - Sinh vật khá nổi tiếng trong các hang động.
 
- Các loài bò sát như thằn lằn, rắn, đặc biệt là rắn chuông và hổ mang là 2 loài rắn rất thích hang động. Hãy đuổi chúng đi trước khi lấy hang làm nơi trú ẩn.
 
- Các loài côn trùng : Kiến, dế, bò cạp, nhện, ruồi, muỗi… Chúng dễ xử lý hơn, dùng lửa để đuổi chúng đi hoặc tiêu diệt luôn để đỡ phải lo chúng quấy phá.
 
- Nếu hang động ẩm ướt hoặc có hồ ngầm phía trong. Có thể xuất hiện một số loại động vật sống suốt đời trong hang như :cá, tôm, sa giông (loài bò sát này sống nửa trên cạn nửa dưới nước, ở Việt Nam có người nuôi làm cảnh vì chúng khá đẹp. Chú ý rằng da loài này có thể tiết ra chất độc gây lở loét mạnh. Ăn vào nguy hiểm chết người bởi chất độc này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh rất nhanh chóng), các loài sên trần... Có thể tận dụng chúng làm thức ăn. Chúng cũng khá dễ bắt vì hầu hết là bất động hoăc mù ( không có mắt). 
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 3

Cách nhận biết hang động
 
Hang động không dễ nhìn thấy từ xa bằng mắt thường nếu không trực tiếp tìm kiếm. Có một số cách sau đây khiến bạn có thể tìm được hang động dễ dàng hơn:
 
- Những khe nứt ở vùng núi đá vôi lộ thiên thường dẫn vào hang động lớn. Kiểm tra những khe nứt mà có gió lùa, hơi lạnh lùa ra thì chắc chắn nó dẫn đến hang động.
 
- Dọc theo bờ biển có những hang động được tạo ra do tác động của sóng. Ở nơi này cũng được nhưng phải chú ý mực nước và thủy triều.
 
- Quan sát sự bay ra, bay vào của loài dơi. Bạn cũng có thể tìm ra được hang động.
 
- Nếu thấy loài dế nâu xuất hiện nhiều thì hãy tìm kiếm quanh đó. Chúng thường sống trong những kẽ nứt dẫn đến hang động.
 
- Nếu tìm thấy hang động thì rất dễ tìm ra một hệ thống các hang động khác quanh đó.
 
Những nguy hiểm trong hang động
 
- Đốt lửa trong những hang động nhỏ dễ làm ta thiếu oxi hoặc ngộp khói. Việc này hết sức nguy hiểm. Những hang động lớn thì ta có thể đốt lửa ở gần phía lối ra, đủ sưởi ấm, ngăn cản các loài thú nguy hiểm và không sợ bị ngộp.
 
- Nếu đốt lửa thì tránh những chỗ có phân dơi bởi chúng có thể gây nổ. Cẩn thận cháy lan ra các cây cỏ xung quanh hang rất nguy hiểm.
 
- Khi vào hang động phải mang theo đèn đuốc hay các thiết bị chiếu sáng. Cẩn thận trượt ngã đập đầu vào đá do rêu trơn hay va đầu vào trần hang.
 
- Vào sâu trong hang rất dễ thiếu oxi. Mang theo một ngọn nến hay đèn để kiểm tra xem lượng oxi có đủ không. Nếu thấy đèn, nến bập bùng và lụi dần thì phải tránh xa ngay. Bạn có thể ngất trong đó bất ngờ mà không lường trước được.
 
- Trong hang có thể có vực sâu, đầm nước sâu. Nó dẫn đi đâu thì chỉ có trời mới biết được. Hoặc đơn giản là lạc lối trong những hệ thống hang động chằng chịt cũng có thể giết chết bạn. Đừng mạo hiểm tìm hiểu.
 
- Ngập lụt trong hang. Đây là việc không thể coi thường vì chúng diễn ra rất chớp nhoáng và không báo trước. Chúng có thể là tàn dư của một cơn mưa lớn từ khá lâu rồi hoặc do nhiều nguyên khác. Nếu có các dấu hiệu như nước dâng cao, nghe tiếng nước chảy bất ổn thì phải lập tức tránh xa nơi nguy hiểm.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 4Nếu không có chuyện gì cần thiết thì để việc khám phá hang động vào dịp khác.
 

2. Lều trại

  

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 5

 
Sống trong hang động chỉ là tạm thời mặc dù tổ tiên chúng ta đã từng coi nó như một ngôi nhà đúng nghĩa. Chúng ta đã vốn quen thuộc với bầu không khí trong lành ngoài trời nên sống trong một nơi chật hẹp như hang động rất dễ gây ức chế về mặt tâm lý. Bóng tối trong hang cũng làm ta hoang mang và lo sợ vẩn vơ.
 
Nếu đã bắt đầu quen thuộc với hòn đảo, ta có thể tự xây dựng cho mình một ngôi nhà hoặc đơn giản hơn là những chiếc lều, lán nhỏ cũng thoải mái hơn việc ở trong hang nhiều.
Dựng một chiếc lều ở vùng này cũng không đến mức quá khó khăn nên hãy làm việc đó sớm nhất có thể, chú ý tuân theo vài quy tắc sau:
 
- Tận dụng vật liệu có sẵn quanh bạn để làm lều đủ rộng để bạn nằm xuống duỗi chân thoải mái.
 
- Không dựng lều ở những nơi cỏ rậm và cao, có nhiều rắn rết, côn trùng nguy hiểm.
 
- Nếu thời tiết xấu không dựng lều ở những tàn cây cao dễ bị sét đánh hay gió làm đổ cây. Tuy nhiên dựng lều dưới tàn cây thấp, nhỏ rất tiện lợi và nhiều ưu điểm.
 
- Tránh hướng gió để khỏi bị gió thốc vào lều.
 
- Dựng ở những nơi cao ráo, không ẩm ướt.
 
- Tránh vùng chân đồi, đồi dốc vì thường có đá lăn.
 
Những chiếc lều tạm
 
Bạn đang cần phải di chuyển liên tục giữa các vùng đất trên đảo hoặc đơn giản là bỗng nhiên bị lạc ngoài tự nhiên mà chưa có bất kì sự chuẩn bị nào thì việc tạo ra những chiếc lều tạm hoặc một nơi trú ẩn khẩn cấp  tạm thời là cần thiết. Dù là sống trong những vùng thời tiết khá ôn hòa nhưng việc ngủ trực tiếp dưới đất lạnh lấy đi 80% nhiệt lượng bạn tạo ra cho cơ thể. Sương, gió lạnh cũng là một vấn đề lớn khiến bạn mau chóng đổ bệnh. Hãy tận dụng thiên nhiên quanh bạn để tạo ra một nơi trú ẩn tạm thời đơn giản và tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý:
 
- Trú ẩn dưới một số tàn cây, thân cây đại thụ. Một số cây đại thụ có những hốc cây lớn (3).
 
- Với những cây nhỏ thì chặt gẫy thân cây và dùng cả tán cây làm nơi che chở khỏi sương gió. Chú ý che theo chiều gió. Có thể đốt lửa phía dưới để sưởi ấm mà không bị ảnh hưởng gì (2).
- Nếu không thể chặt gẫy cây thì dùng dây chằng các tán cây xuống đất làm lều cũng là một lựa chọn tương tự.
 
- Tận dụng các cây lớn bị đổ, gẫy dựng thành một chiếc lều đơn giản.
 
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 6

- Với những vùng đất ẩm ướt hoặc đầm lầy, bạn không thể ngủ trực tiếp dưới mặt đất được mà phải tạo ra cho mình một chiếc swamp bed. Đây là cách đơn giản để tạo ra một chiếc swamp bed. Nó có tác dụng cách ly cơ thể bạn với mặt đất ẩm ướt thậm chí là ngập nước (xem hình): 
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 7

-Các cọc gỗ có thể làm bằng tre hoặc các thoại cây gỗ thân cứng. Đóng thật chắc chắn xuống đất hoặc bùn lầy.
 
-Các thanh ngang chính cũng phải chắc chắn để chịu được sức nặng của bạn. Buộc thêm những thanh ngang phụ càng dày đặc càng tốt.
 
-Lá tươi, cỏ tươi sau khi đã hong qua lửa để đuổi côn trùng đi thì lợp lên trên cùng.
 
-Thử độ chắc chắn của chiếc giường. Nếu ok thì bạn đã có một chiếc swamp bed an toàn và khá êm ái. Nó sẽ cách li bạn với mặt đất nơi có các loại bò sát,côn trùng đáng sợ mà bạn không thể đề phòng chúng cả đêm.

Một số lều trại đơn giản

Tận dụng cây cối:
 
-Sử dụng những cây nhỏ đan lại để làm khung lều. Rất thuật tiện và chắc chắn. Sau khi phủ tấm vải dày lên trên thì ở phần rìa của lều thì chèn đá như hình để lều kín gió.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 8


- Căng dây giữa 2 chiếc cây và tận dụng tán lá của nó như hình dưới. Xây dựng một chiếc lều như thế này rất đơn giản và nhanh chóng nếu bạn đã có đủ vật liệu.

 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 9
 
 
- Với một cái cây ta có có thể làm một chiếc lều tương tự.Vật liệu đơn giản chỉ là một thân cây gỗ, đá, vải bạt.

 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 10

 
Vùng sa mạc:

Ở những vùng sa mạc nóng 40-50 độ, ta không thể di chuyển trong thời tiết như thế thì có thể nghỉ ngơi lại trong những ốc đảo, tán cây hay dưới bóng của những tảng đá chờ đêm đến. Nếu như ta không thể tìm thấy được những thứ kể trên trong sa mạc, ta có thể làm tạm một chiếc lều ngầm dưới cát để tránh nóng cũng rất tốt.

-Đào sâu xuông lớp cát một khoảng từ 40 - 60 cm (Thực ra đào sâu hơn thì càng tốt nhưng làm việc dưới điều kiện nhiệt độ của sa mạc thì rất mất sức mà cũng không cần thiết cho một căn lều tạm bợ) Rãnh này có chiều dài từ 200-220 cm.
-Sử dụng 1 tấm vải dày ( vải bạt, vải dù …) phủ lên trên sau đó đắp cát lên tấm vải theo viền của rãnh vừa đào để cố định chắc chắn tấm vải. Các đụn cát cố định này cao khoảng 30 -45cm.
-Sử dụng một tấm vải khác phủ lên trên đụn cát cố định và cả tấm vải kia. Tiếp tục đắp lên đó một đụn cát khác như hình để cố định tấm phủ trên cùng. Việc này để tạo ra một khoảng không cao khoảng 30 -45 cm giữa 2 tấm phủ để cách nhiệt.
-Nếu chỉ có một tấm phủ thì ta có thể gấp đôi lại và làm tương tự để có khoảng không cách nhiệt.
 
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 11
 
Đây là cách xây dựng một chiếc lều ngầm đơn giản trong vùng sa mạc cát nóng bỏng. Nó có thể là nơi trú ẩn và nghỉ ngơi có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ ban ngày trong lều chỉ hơn 30 độ so với cái nóng 40-50 độ bên ngoài trời.

Vùng băng giá :

Những vùng đất băng giá với lớp tuyết phủ dầy hàng mét và những cơn gió lạnh thấu xương. Hầu hết trong những ngày đông này học sinh được nghỉ học, các công trình giao thông bị cản trở, công nhân viên không phải làm việc … Và mọi người đều ở trong nhà để tránh khỏi một mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên nếu phải lang thang trong tuyết lạnh vì một lí do nào đó. Bạn nên xây dựng một chiếc lều ngầm dưới tuyết đơn giản để tránh tuyết rơi và gió lạnh như hình dưới.
 
- Tìm một cái cây lớn, tán lá đủ rộng và đào xuống lớp tuyết xung quanh cái cây cho đển khi chạm tới nền đất. Đường kính của hố tuyết này từ 2-3 mét tùy vào số lượng người cần trú ẩn.

- Chặt những cành lá còn xanh, nhiều lá phủ xuống dưới lớp đất để cách nhiệt.
- Những cành lá khác phủ lên trên hố tuyết và cố định luôn vào thân cây. Ta đã có một nơi trú ẩn rất kín gió và cách nhiệt. Hơi khó khăn nhưng ta cũng có thể đốt lửa dưới nền đất để sưởi ấm.

 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 12
 

 

Tận dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên :
 
Trở lại với hòn đảo của chúng ta, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi ta có thể xây dựng cho mình những căn lều chắc chắn và tiện dụng hơn bằng những vật liệu có sẵn xung quanh ta. Với công cụ lao động tự tạo mà tôi có nói đến ở phần trước ta có thể chặt cây và chằng chúng lại như hình bên dưới để làm khung lều.
 
Khi đã có khung lều, sử dụng những chiếc lá to bản có sẵn trong tự nhiên để lợp mái hoặc làm vách lều.Những chiếc lá to bản như lá dừa, lá cọ hoặc đan các cành cây lá nhỏ lại thành phiến để lợp cũng rất tốt.
Ngoài ra nếu căn lều đủ chắc chắn thì bạn có thể lợp cho chúng bằng những mảng đất có dính cỏ xanh. Ở những bãi cỏ rậm, phần rễ cỏ liên kết lại với nhau thành những miếng rất chắc chắn. Sử dụng chúng để lợp mái thì cách nhiệt tốt và thậm chí có thể tránh được mưa lớn.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 13
Lều du mục được tạo từ 3 chiếc cọc chính, phủ ngoài bằng lá cây và một chiếc lều từ thân cây gỗ đơn giản nhưng chắc chắn.

Bạn cần một chiếc lều đơn giản nhưng đủ chắc chắn để làm nơi trú ẩn trong vài ba tuần đầu thì một chiếc lều gỗ dựa vào thân cây nhỏ như hình dưới là một lựa chọn lý tưởng.

Sử dụng các thân cây, cành cây nhỏ có đường kính 3-5 cm đan lại với nhau để làm vách lều. Sau khi đã có một tấm vách lều đủ vững chắc rồi ta sẽ cố định chúng vào 2 thân cây nhỏ bằng dây như hình dưới.
Tạo một tấm vách chéo đủ lớn, cố định vào 2 thân cây và phủ lên đó lá rừng. Tấm này thường rất vững chãi vừa có tác dụng làm mái lều, vừa có tác dụng làm vách chắn gió.

Làm sàn lều từ những thanh gỗ nhỏ và phủ lá cây lên trên để cách ly khỏi mặt đất. Nếu tấm vách lều đủ cao và vững chãi ta có thể sống trong đó lâu dài mà không sợ các loài thú rừng đến quấy phá.

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 14

 
Ở những vùng đất trống trải như bãi cỏ rộng, hoang mạc không có những cây nhỏ hỗ trợ ta nên dựng lên những chiếc lều du mục để làm nơi trú ẩn. Với cây gỗ, tấm vải bạt và một chút khéo léo bạn có thể dễ dàng tạo ra chúng chỉ với vài bước đơn giản dưới đây:
 
-Buộc 3 thân cây lớn cùng đường kính làm cột chống lại như hình 1. Choãi chúng ra thành 3 góc đều nhau (1).
 
 
-Chọn những vùng đất khô ráo bằng phẳng đóng chúng thật chặt xuống đất (2).
 
-Thêm những thanh chống phụ, buộc cố định chúng lại ở trên đỉnh (3). Thường thì tổng cộng 5-6 cột chống là tốt lắm rồi.
 
-Phủ lớp vải bạt ra bên ngoài, cố định chúng lại bằng dây buộc. Việc này khá đơn giản bởi lớp khung chống đỡ đã có sẵn rất chắc chắn.
 
-Nếu có ý định đôt lửa trong lều thì gấp mép lều lên 1 đoạn khoảng 30 cm để không khí thông thoáng.
 

 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 15

Trên đây là một số loại lều trại đơn giản và thông dụng được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Tùy vào hoàn cảnh và sự sáng tạo của bạn, bạn có thể tự tạo cho mình và người khác những căn lều tiện nghi, an toàn hơn.
 
Lều trên cây, nhà trên cây:
 
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 16
 
Bộ tộc Korowai ở vùng rừng sâu Indonesia là một bộ tộc ăn thịt người duy nhất còn sót lại. Họ sống như thời kì đồ đá nhưng đặc biệt ở chỗ họ sống trong những ngôi nhà trên cây cao từ 35-50m so với mặt đất. Để sống ở những ngôi nhà này đòi hỏi họ phải leo trèo rất giỏi từ bé. Nhiều thế hệ sống trong một ngôi nhà, bao gồm cả gia súc và những công cụ lao động thường ngày. Họ sống trên cây cao như thế để cách biệt hẳn với khu vưc đầm lầy, tránh khỏi những loài thú dữ, côn trùng nguy hiểm phía dưới và quan trọng là để tránh xa những “bóng ma” trong rừng sâu, những tên phù thủy xấu xa trong văn hóa của họ.

Không cần thiết phải xây dựng những ngôi nhà trên cây quá cao như họ nhưng việc xây dựng những ngôi nhà trên những thân cây ở những vùng đất ẩm thấp nhiều côn trùng hoặc nhiều thú dữ là một việc nên làm. Khó khăn nhất ở đây là lựa chọn được những cái cây phù hợp hoặc một cây cổ thụ đủ lớn với nhiều nhánh chẽ ngang để dựng nhà.Sau đó là bước vận chuyển gỗ lên trên để làm một chiếc sàn nhà chắc chắn. Các bước còn lại thì đơn giản hơn nhiều.

-Lựa chọn những thân cây chắc chắn mọc gần nhau, hoặc một thân cây cổ thụ lớn với nhiều nhánh chẽ ngang cứng chắc (1).
 
-Dựng một chiếc thang gỗ để lên xuống và thao tác dễ dàng hơn (2).
 
-Lựa chọn những nhánh chắc chắn để ghép sàn, cố định lại bằng dây buộc cẩn thận (3).
 
-Sau khi có sàn rồi thì làm khung bằng các cành cây, thân cây nhỏ. Có thể tận dụng luôn những cành cây của những chiếc cây chống đỡ phía dưới thì càng chắc chắn (4).
 
-Lợp lều bằng các lá cây to bản hoặc bằng vải bạt là tốt nhất. Và bạn đã có một ngôi nhà trên cây nhỏ nhắn.

Một ngôi nhà trên cây quy mô nhỏ như trên sẽ không quá nguy hiểm khi sống trên đó và nó vẫn cho bạn một nơi trú ẩn an toàn khi bên dưới là khu đầm lầy ẩm thấp hay là địa bàn của nhiều loài thú dữ. Ngoài ra thì những ngôi nhà trên cây cũng cho bạn tầm quan sát rộng, dễ báo hiệu, báo động. Và thực sự là sống trên cây đôi lúc cũng khá thú vị.

 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 17

 
Một số kiểu nhà trên cây, lều trên cây khác:
 
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 18


3. Dựng nhà 
 

 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 19
 
Một ngôi nhà đúng nghĩa là thứ bạn chắc chắn phải xây dựng nếu mình hoặc nhóm của mình phải trụ lại trên hoang đảo trong một thời gian dài. Những căn chòi hoặc lều tạm không phải là lựa chọn tốt để chống chọi lại với mưa nắng, gió bão, tuyết rơi. Nhìn qua thì có vẻ dễ dàng tuy nhiên để xây dựng lên được những căn nhà vững chãi không phải là chuyện đơn giản một sớm một chiều. Từ việc lựa chọn và tích cóp vật liệu đến việc xây dựng đúng kí thuật. Bạn không muốn dựng lên một ngôi nhà mà chưa kịp bước vào đã sập xuống chứ
 
Nhà bằng cành cây, lá cây: tương tự như làm lều nhưng quy mô lớn hơn. Khung nhà là những thân cây trung bình được ghép lại bằng những ngàm nối và buộc lại cẩn thận. Khung nhà gồm nhiều thanh ngang để làm giàn lợp lên đó lá tranh, lá cọ làm mái.
 
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 20


 
Vật liệu để làm vách và lợp nhà là các loại lá rừng như như hình dưới. Cũng có thể là các mảng đất dính cỏ hay các cành cây lá đan lại.
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 21


Nhà gỗ: Vùng bạn sống có nhiều thân cây gỗ thẳng đều nhau bạn có thể dựng lên những ngôi nhà gỗ chắc chắn và ấm cúng bằng những công cụ thô sơ mà tôi đã giới thiệu. Để làm được căn nhà như vậy ta thực hiện các bước căn bản như sau:
 
-  Đắp một cái nền nhà có diện tích lớn hơn ngôi nhà dự kiến một chút.
 
-  Hạ một cây đủ lớn làm xà nhà, khoét ngàm ở hai đầu.
 
-  Liên kết lần lượt những cây gỗ vào ngàm.
 
-  Chồng dần dần lên cao theo ý muốn
 
-  Trổ cửa, cửa sổ nếu cần.
 
-  Làm mái rồi lợp bằng vỏ cây và lá cây.
 
Bạn đã có một căn nhà gỗ đơn giản nhưng lý tưởng để trú ẩn.
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 22


-  Nhà của người Eskimo: Thế giới của người Eskimo chỉ gồm có băng đá và tuyết lạnh,không có bất cứ loại vật liệu nào khác để xây dựng. Vì vậy họ tạo ra những ngôi nhà bằng băng tuyết gọi là Igloo.
 
Để xây dựng một chiếc igloo thì việc đầu tiên là phải tạo nên những viên gạch bằng băng tuyết dài khoảng 90cm, rộng 50 cm, dày 15 cm. Có thể cắt băng hoặc đắp tuyết đóng lại thành gạch. Xếp những viên gạch lại theo hình trôn ốc, viên sau chồng lên viên trước so le như hình dưới.Lớp sau đường kính nhỏ hơn lớp trước. Cuối cùng là một viên băng khóa vòm được xếp lên cao hơn để thông gió mà vẫn đủ điều kiện che chắn gió tuyết như hình dưới.
 
Một ngôi nhà làm bằng băng tuyết như thế này đáng ngạc nhiên là nó lại rất ấm áp và kín đáo. Có thể nhóm lửa nấu ăn và sinh hoạt trong đó như một ngôi nhà bình thường, nó cũng được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên người Eskimo hiện tại coi nó như một loại văn hóa địa phương hơn là một ngôi nhà đúng nghĩa.
 
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 5: Cách dựng nơi trú ẩn 23


Có thể việc xây dựng lều trại không phải là một chủ đề thú vị cho lắm nhưng đây lại là vấn đề được hướng dẫn kĩ lưỡng nhất trong các khóa học thực tập kĩ năng sinh tồn. Nếu đã đọc qua kì thứ 5 trong chuyên đề kĩ năng sinh tồn này, bạn đã có thể trang bị cho mình kiến thức cơ bản khi xây dựng một nơi trú ẩn lý tưởng nhất trong các điều kiện môi trường khác nhau: từ rừng rậm, đầm lầy, các khu vực băng giá, sa mạc hay các ngôi nhà trên cây để tránh khỏi thú dữ. Tuy nhiên xin nhắc lại đây chỉ là những kinh nghiệm căn bản nhất để các bạn có thêm kiến thức lựa chọn khu vực trú ẩn, cách thức tìm kiếm vật liệu và những bước sơ lược để tạo ra một ngôi nhà nơi hoang dã. Tất cả phần việc còn lại tùy thuộc vào sự khéo léo, sức khỏe và óc tưởng tượng của bạn. Có thể bạn sẽ đem lại cho bạn bè, người thân những nơi trú ẩn an toàn và còn tiện nghi hơn như thế này nhiều nếu phải lạc ngoài hoang dã. Với nhiều người, đó là một việc thực sự rất ấn tượng bởi không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm với vấn đề tưởng chừng như đơn giản này. Họ chỉ biết lang thang ngoài trời, ngủ dưới gốc cây hoặc các phiến đá. Và việc đó sẽ mau chóng bòn rút đi sức khỏe, năng lượng sống của họ.
Chủ đề: , ,

1426 lượt đọc 01-06-2021

Bình luận:



Hotline: 084 310 0000