084 310 0000
thanhvuaudio@gmail.com

Kỹ năng sinh tồn P6


Ngày nay thì tàu biển là một phương tiện di chuyển khá an toàn. Gió bão hay sóng to, thậm chí đụng phải đá ngầm, băng trôi cũng không phải là vấn đề to tát lắm. Tuy nhiên hiểm họa trên biển cũng không ít hơn trên đất liền là bao: gió bão, hỏng hóc, đi phải vùng chiến sự, trúng thủy lôi, cướp biển … Những thứ trên một khi đã xảy ra thì rất nguy hiểm, nguy cơ đắm tàu là cực kì cao.

Khoan hãy nói đến việc lênh đênh trên biển. Hãy tự cứu lấy mình khi tàu bị đắm đã. Và bạn sẽ làm thế nào?

 

1.Đắm tàu

 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 2

 
Tàu titanic đang dần chìm xuống đáy đại dương lạnh ngắt, vì đây là một con tàu siêu lớn nên thời gian chìm rất chậm. Thuyền trưởng là một người đàn ông ga lăng, ông ra lệnh bắn tất cả những kẻ nào là nam giới mà không nhường xuồng cứu hộ cho phụ nữ và trẻ em. Đại sảnh của thuyền thì đang khá ấm áp và sáng sủa, Jack đành phải vào đó ngồi chờ và để mặc số phận của mình cho may rủi quyết định. Bạn hãy yên tâm rằng có thể Jack vừa có một quyết định đúng đắn. Ben nói với tôi phim Titanic ẩn chứa rất nhiều điều phi lý không đúng với thực tế. Đầu tiên là trong phim có nói đến những con thuyền cứu hộ bằng gỗ mỏng manh đó chứa 40-50 người ( quá rất nhiều so với quy định) , chở quá quy định thì không sao nhưng vấn đề ở đây chính là hành khách đã đứng sẵn trong khoang thuyền và thuyền được thả từ trên cao xuống. Ben nói chẳng cần phải tính toán trọng lượng số người ở đó. Đảm bảo nếu không phải ở phim trường thì những con xuồng cứu hộ bằng gỗ đó sẽ gẫy làm đôi cùng lượng người đó ngay khi vừa được thả xuống mặt biển. Thực tế thì Jack có thể đã chết sớm hơn nếu ở trong cùng một con thuyền với Rose. Trong phim thì mình thấy họ thả xuống biển ùm ùm như thế còn không rõ thực tế nó diễn ra như thế nào. 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 3

 
Ở đây ta rút ra được một bài học khi sử dụng xuồng cứu hộ: Thả xuồng xuống từ từ, bỏ vào đó một ít đồ đạc, trang thiết bị cho đằm. Khi thuyền đã chạm mặt nước thì từng người một mới xuống. Nếu xuống một lúc nhiều người quá rất dễ cái kiểu người nọ làm mất thăng bằng người kia, bấu víu vào nhau dẫn đến thuyền bị lật ngang.
- Nếu sử dụng thuyền cao su thì an toàn hơn nhưng phải chú ý ném xuống nước thì phải có dây chằng hay cố định lại với mình. Đừng có cái kiểu lẳng xuống là lẳng đi luôn vì thuyền cao su rất nhẹ, vài con sóng là có thể đem nó ra xa mãi mãi :)
- Không được chen lấn xô đẩy dẫn đến lật xuồng. Xuồng cao su thì không sao chứ thuyền gỗ như trong titanic thì việc chen lấn xô đẩy dễ dồn người sang một trong 2 mạn thuyền. Thuyền có hình dáng như thế này rất dễ bị lật úp từ 2 bên nếu bị mất cân bằng. 
- Bắt chước hành khách trong Titanic, bơi xuồng ra xa nơi tàu đắm ngay lập tức để tránh bị hút xuống xoáy nước do tàu lớn chìm tạo ra. Sau đó hãy quanh quẩn ở khu vực bị đắm ( Trường hợp bạn đi trên tàu khách lớn thì chắc chắn sẽ có tàu cứu hộ đến cứu )
- Nếu có nhiều xuồng cứu hộ thì liên kết lại với nhau bằng dây, máy bay cứu hộ vừa dễ nhận ra lại vừa chắc chắn hơn khi phải đối đầu với những con sóng lớn. Nếu thấy bóng dáng của máy bay hay tàu khác thì cầu cứu bằng gương hay khói, pháo sáng, áo quần hay bất cứ thứ gì có màu sắc nổi bật ( Xem thêm ở những kì sau : Cầu cứu – Cấp cứu )
- Cố gắng mang theo đủ thức ăn nước uống cho vài ngày. Nếu có thể thì hãy mang theo : Dây chắc ( cực kì cần thiết) , đèn pin, gương, pháo sáng ( để báo hiệu) , dao và cuối cùng là mái chèo. Mấy thứ này cũng không nhiều nhặn gì và chúng khá là dễ kiếm .
- Tránh xa những vết dầu loang từ tàu, dù là ở trên biển thì những đám cháy từ dầu loang vẫn lan rất nhanh.
- Điều cuối cùng là đoàn kết, an ủi động viên, giúp đỡ lẫn nhau cùng qua cơn hoạn nạn. 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 4
Đưa xuồng cứu hộ ra xa và ổn định vị trí tránh bị lật úp khi có sóng to.
 

Quay trở lại chàng trai Jack của chúng ta đang ở trên boong tàu Titanic. Không có bất kì chỗ nào cho anh trong các con xuồng cứu hộ, tàu đang nghiêng đi với một góc độ kinh khủng và sắp chìm xuống làn nước lạnh như băng. Tôi hỏi nếu Ben là Jack thì anh sẽ làm gì. Anh ấy trả lời :

- Tàu bắt đầu nghiêng, rung lắc, đổ vỡ mạnh. Cẩn thận từng bước chân để không làm mình bị thương.
- Sau đó là tìm cách phát tín hiệu cầu cứu bằng bất kì phương tiện gì. Điện thoại di động, máy phát tín hiệu vô tuyến  ( mã morse SOS) hầu như trên thuyền nào cũng có cái này, nó rất đa tác dụng.
- Sử dụng tất cả các máy bơm nước để bơm nước ra ngoài. Nhiều con tàu tuy bị nước tràn vào nhưng khoảng thủng nhỏ , lượng nước bơm ra cũng tương đương lượng nước tràn vào nên vẫn có thể chạy tốt rất nhiều hải lý cho đến khi máy bơm ngừng hoạt động.
- Cố gắng xác định một hải đảo, đất liền gần nhất và chạy đến hướng đó gần nhất có thể ( cái này thì tùy thuộc vào kinh nghiệm, tôi xin nêu ra vài cách tìm hướng của hải đảo, đất liền mà không thể nhìn thấy được bằng mắt thường ở ngay sau đây. Cách mà cả bố tôi lẫn Ben đều cho là đúng )

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 5
- Những thuyền lớn thì thời gian chìm xuống sau tai nạn là khá chậm. Có thể là cả giờ đồng hồ.Trong thời gian đó hãy chuẩn bị cho mình tất cả những gì có thể trước khi rơi xuống dòng nước lạnh giá đó. Ít nhất cũng phải kiếm được cho mình một cái áo phao, phao bơi, ván gỗ,thùng, can nhựa (không chứa nước), túi lilon (kiểu gì chẳng kiếm được vài cái). Có thể thổi phồng nhiều túi lilon nhỏ buộc lại với nhau thành 1 phao nổi khá tốt. Khuyết điểm của loại này là sức bền không cao, nhảy từ trên cao xuống thì phải bảo vệ nó cẩn thận đừng để nó xịt, nổ.
 
- Đến đây thì Ben nói là sẽ quyết định xuống nước nếu không muốn xuống luôn lòng đại dương cùng với con tàu. 
 

2. Xuống nước

 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 6

- Vẫn là Titanic, nước thì lạnh như băng ở 0 độ C, đông cứng ý chí sinh tồn của bất kì nạn nhân xấu số nào rơi xuống đó. Điều cần làm trước khi nhảy xuống nước là hãy mặc thật nhiều quần áo nhất có thể. Dù sao thì nó cũng tránh được cho ta sự mất nhiệt đáng kể đấy. Giày, tất, mũ và quan trọng là phải có phao cứu sinh. Mặc nhiều đồ như thế khiến ta chuyển động khó khăn nhưng đã có phao bơi nên ta cũng không mất quá nhiều sức để nổi. Còn nếu không kiếm được phao bơi hay miếng ván nào trợ sức thì thôi tôi không muốn nói đến kết quả nữa
.
- Phao cứu sinh có nhiều loại. Có loại phải thổi bằng hơi, có loại sử dụng khí nén ( giật dây 1 cái là tự phồng lên ấy ) ,có loại làm bằng vật liệu nổi. Nói chung là nó đều không khó sử dụng. Bạn chẳng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng ở mặt sau đâu. :)

- Nhảy xuống nước theo phương thẳng đứng, bịt mũi cũng được nhưng phải ôm phao thật chắc trước ngực, rơi xuống nước thì đè lên phao. Cái kiểu nhảy chúc đầu xuống nước là của vận động viên, khá hay nhưng không dành cho bạn.
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 7
- Chọn hướng gió để nhảy : Hãy chú ý vì việc này cực kì nguy hiểm.Ben kể cho tôi nghe một trường hơp : có 1 người nhảy từ tàu xuống biển trong khi tàu đang thả neo. Để làm gì thì không biết nhưng đây là một thủy thủ khá kinh nghiệm. Lần đó anh ấy đã mắc phải cái lỗi sơ đẳng là nhảy xuống biển ngược chiều gió. Cơn gió mạnh hôm đó đã thổi anh ngược về phía tàu, đập vào mạn tàu và rơi xuống ngay phía trước chân vịt. Sau cùng là anh ấy bị cái chân vịt cuốn vào và bị nó xé ra làm đôi. Hãy chú ý rằng  những chiếc tàu lớn sau khi vừa thả neo thì chân vịt vẫn quay chầm chậm. Với những cái chân vịt khổng lồ sắc và cực mạnh,thân thể của bạn không là gì với nó cả. Cá mập, cá voi vẫn thường xuyên bị mất 1 mảng lớn thân thể khi bị nó phạt qua.

- Cũng như trên, chọn xuôi chiều gió để nhảy trong trường hợp gió mạnh (gió biển thì không có chuyện nhẹ đâu)  nếu bạn bị gió thổi vào sát mạn tàu quá bạn sẽ bị hút xuống ngay lập tức theo xoáy nước của tàu đang chìm tạo ra mặc cho việc bạn đang mặc áo phao hay không, chuyện này dễ tưởng tượng thôi.

- Bơi ra xa nhưng phải quanh quẩn khu vực tàu chìm để tiện cứu hộ, cố gắng tìm kiếm xung quanh thứ gì có thể tận dụng được (lương thực, nước uống. phao … ) có thể là một tấm ván đủ to để bạn nằm lên giống trong titanic thì rất tốt.

- Nếu quanh đó có xuồng cứu hộ thì bơi lại gần để dc hỗ trợ. Dù không được lên thì ta cũng có thể bám nhẹ vào đó và tiết kiệm được rất nhiều năng lượng để di chuyển.

- Tránh xa khu vực dầu tràn trên mặt biển (nếu có ). Rất dễ xảy ra hỏa hoạn, chết cháy cũng chẳng dễ chịu gì.

- Điều quan trọng nữa là phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ( tôi thấy trong sổ tay của Ben hình như mục nào cũng có cái dòng này :) )

 Sau khi đã xuống nước, dù có trong phim Titanic hay không thì nước biển cũng rất lạnh. Hiện tượng mất nhiệt sẽ ngay lập tức xảy ra. Mùa hè nước biển ấm áp nhất thì cũng tầm 20 độ C. Ngâm loại nước này liên tục trong 8 giờ bạn sẽ bất tỉnh và mất dần tri giác. Nếu nước giảm đi 5 độ bạn sẽ mất đi tiếp 1/2 khoảng thời gian đó. Tức là còn 4 giờ, tương tự với các mốc còn lại. Việc mặc nhiều quần áo, giày, mũ nón sẽ làm tăng những con số tử thần này lên. Nếu có phao bơi thì ôm thật chặt lấy và cuộn tròn thân thể lại hết mức có thể để giảm thiểu phần thân thể tiếp xúc với nước. Nếu là một nhóm người thì có thể ôm chặt lấy nhau, cách này giữ nhiệt rất tốt và rất hay được làm.
 Trên đây là những kiến thức quan trọng mình đã tính toán, tổng hợp chi tiết hết mức tất cả những trường hợp có thể xảy ra. Mình nghĩ không còn sơ hở nào có thể khai thác được nữa ,có thể các bạn sẽ may mắn hơn khi không phải áp dụng tất cả những điều ở trên. Tuy nhiên trường hợp xấu nhất xảy ra khi bạn đã đợi rất lâu mà không có ai đến cứu hoặc không có ai biết mà đến cứu thì những kiến thức và kinh nghiệm ở trên sẽ là cứu cánh cho bạn khiến bạn tự tin hơn mà thực hiện bước tiếp theo, một nước đi liều lĩnh đầy chông gai : tự bơi vào bờ .


   
 “ Người đàn ông chân chính là người không chịu từ bỏ cho đến giây phút cuối cùng.” - Ben Mackie

 

3. Bơi vào bờ

 

Thật lòng mà nói, biển cả mênh mông không phải là cái hồ gần nhà bạn. Bơi vào bờ thì cũng chỉ là một ý tưởng ngớ ngẩn. Nhưng bạn không còn lựa chọn nào khác. Thực chất bạn cũng nên xác định tư tưởng rằng tình thế đã bi đát lắm rồi khi bạn không có nổi 1 cái bè, không lương thực, không nước ngọt, bị mất nhiệt, mất nước, kiệt sức dần trong làn nước lạnh giá và quan trọng nhất : không ai cứu bạn cả … chết trong chưa đầy 1 ngày là điều sẽ xảy ra với bất kì ai. Còn nhắc đến lũ sinh vật biển ăn thịt như cá mập thì xa vời quá.

  Nếu ai ngại mệt thì có thể buông tay để có một cái chết đỡ nhọc nhằn. Jack cuối cùng cũng thì đã chết.
  Còn ai là mẫu “ người đàn ông chân chính” của Ben thì có thể đọc tiếp những dòng dưới đây :)

- Hải lưu – sông trên biển ( các bạn có thể tra google để biết thêm đặc tính của nó ):  nó có rất nhiều trên biển nhưng  với sự rộng lớn của đại dương thì gặp được nó cũng là điều rất khó khăn. Nếu thực sự bạn may mắn gặp được nó hãy lập tức nương theo dòng chảy của nó. Cũng dễ đến được hải đảo hay đất liền. Bất kì dòng hải lưu nào cũng đi qua 1 hoặc nhiều lần những nơi như thế. Tuy đây là phương án của số phận nhưng cũng là một trong những chiếc chìa khóa cho sự sống của bạn. Nương theo dòng hải lưu cũng ít tốn sức hơn rất nhiều. Một số dòng hải lưu có nhiệt độ khá cao.

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 8
- Sự giao nhau của các dòng hải lưu khiến cho màu sắc biển thay đổi: Có thể dễ dàng nhận ra dòng hải lưu hơn bằng cách quan sát màu nước biển. Thực sự thì ở trên biển nhận ra được dòng hải lưu bằng mắt thường cũng khá khó khăn ngay cả khi bạn ở trên tàu.
 
- Tận dụng hướng gió để bơi: Không hi vọng nó thổi mình vào đất liền nhưng tiết kiệm được năng lượng. Chú ý là hải lưu thì thôi gió mà gió thì thôi hải lưu. Điều này chắc cũng chẳng cần phải  nhắc vì bạn sẽ sớm nhận ra chúng vốn không đồng hành với nhau.
 
- Nhìn mây tìm đất liền: Tỉnh táo nhìn tất cả những đám mây xung quanh bạn. Chú ý tất cả những gì có thể nhìn thấy. Các đám mây thường bị gió thổi trôi đi với tốc độ giống nhau rất dễ nhận ra. Nhưng bỗng nhiên bạn nhìn thấy một đám mây đứng yên ở 1 vị trí trong khi những đám mây khác đang chuyển động thì hãy nhằm hướng đó bơi tới. Đó chính là hải đảo.
 
Điều này được giải thích như sau : gió mang hơi nước và mây thổi liên tục trên biển. Khi gặp hải đảo là phần nhô cao hơn mặt nước biển, thậm chí là cao hơn nữa nếu hải đảo có núi non (rất thường gặp ) thì dòng hơi nước ẩm này bị cản lại và bốc lên trên cao. Lên cao chúng gặp khí lạnh và ngưng tụ lại thành mây, gió ẩm liên tục thổi đến và bị cản lại. Lại liên tục cung cấp hơi nước lên trên, tiếp tục gặp lạnh và ngưng tụ lại khiến cho đám mây phía trên hải đảo ngày một dày đặc hơn. Chúng sẽ đứng yên và tồn tại như thế hàng năm trời nếu gió vẫn thổi và cung cấp hơi nước liên tục. Những đám mây trên đảo này thường cao hơn các đám mây khác nhưng đây là điều không có giá trị lợi dụng khi ta nhìn từ dưới lên.
 
- Tìm đất liền bằng chim biển: Ben có nuôi một con nhạn trắng châu Úc. Bạn nào đã đến Úc rồi thì chắc cũng biết giống nhạn này rất thân thiện và không sợ người, nó sẵn sàng đậu trên tay người mà ăn thức ăn trên đó. Điều quan trọng là nó có thể xác định được hướng của đất liền khi ở trên biển. Trên tàu của bạn có 1 con nhạn, khi mất phương hướng, bạn thả chim ra và để nó bay đi. Nếu thấy đất liền nó sẽ bay thẳng về phía đó, nếu không thấy nó sẽ bay đi một lúc và buộc lòng bay trở lại tàu. Con nhạn của Ben thì vô dụng rồi bởi nó dạn người quá, thả ra là nó bay về luôn và Ben cũng chưa cần phải định hướng bởi cái cách nguyên thủy như thế bao giờ.
 
Điều tôi muốn nói ở đây là hầu hết tất cả các loài chim trên biển đều có thể xác định chính xác hướng của đất liền. Chim báo bão (Albatross) có thể gặp ở cách xa đất liền tới 160km, các loại chim khác như hải âu, nhạn trắng từ 60 - 100km, chim cốc biển trong khoảng 40km và bồ câu biển từ 10km đổ lại, lúc này thì đã có thể nhìn thấy bờ bằng mắt thường.
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 9

Nếu bạn đang trôi dạt trên biển mà gặp một chú chim biển thì hướng bay của nó là hướng đất liền. Chỉ là không xác định được nó đang “bay ra” hay “bay vào” thôi. Nếu trời gần tối thì hướng mà nó bay tới chính là đất liền.
 
- Bạn may mắn gặp được những dấu hiệu của đất liền, hãy sử dụng tất cả sức lực còn lại của mình để di chuyển đến đó. Chú ý một điều là bơi trên biển không dễ như bơi ở sông hồ, vài con sóng có thể làm mọi nỗ lực tiến tới của bạn thành công cốc.
 
- Bơi sau lưng và bám sát những ngọn sóng, đây là cách bơi đỡ tốn sức nhất.
 
- Nếu sóng từ ngoài đánh về phía bạn dù ở đằng trước hay đằng sau. Hãy lặn một hơi tạm thời chìm xuống để nó đi qua rồi mới trồi lên bơi tiếp, bạn sẽ không bị nó tác động.
 
- Cá mập tấn công: Nếu bạn bị thương và chảy máu thì rất dễ kéo loài cá sát thủ này đến. Chúng ngửi thấy mùi máu và ngay lập tức bị kích động. Đấy là lý do mà tôi khuyên các bạn giữ cho mình lành lặn khi tàu đang hỗn loạn. Tuy nhiên Ben nói với tôi loài cá này cũng có những điểm nhạy cảm mà khi ta tấn công vào đó khiến chúng sợ hãi và bỏ chạy. Đó chính là hai mắt, hai bên mang và hai lỗ mũi. Tấn công vào đó bằng ngón tay, bàn tay của bạn (không nên dùng dao hay các đồ vật sắc nhọn làm nó chảy máu, điều đó chỉ làm nó hăng tiết hơn thôi). Hi vọng là nó thấy bạn là đối thủ đáng gờm và bỏ đi.
  Bình thường thì chúng rất hiền và không hề tấn công con người nếu không quá đói hoặc nhầm tưởng con người với một chú hải cẩu. Hàng năm số người chết bởi sét đánh còn nhiều hơn là bởi cá mập tấn công.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 10
 
  Bạn thấy không, hoàn toàn có những cơ sở hết sức vững chãi cho việc tin tưởng: bạn có thể bơi được vào bờ khi bỗng nhiên phải đầm mình trong làn nước đại dương lạnh giá. Khả năng quan sát, óc tưởng tượng và những kinh nghiệm quý báu sẽ là vũ khí lợi hại của bạn trong công cuộc đấu tranh giành lại sự sống này.
4. Trôi dạt với bè cứu hộ
 
Tàu của bạn bị đắm và bạn buộc phải xuống xuồng cứu hộ hoặc vì một lý do quái quỷ nào đó mà bỗng nhiên bạn phải lang thang trên biển với một chiếc bè thô sơ. Có vài quy tắc dành cho bạn trước khi khởi hành đây:
 
- Giữ cho mình được khô ráo, dù trên bè thì cũng phải ngăn cản sự mất nhiệt (vào ban đêm) để giữ năng lượng.
 
- Ban ngày thì không như thế. Nắng trên biển rất gay gắt và mạnh không kém ở sa mạc, tận dụng bóng mát từ cánh buồm hoặc đơn giản chỉ là mặc áo quần che kín cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để tránh việc đổ mồ hôi, mất nước.
 
- Nếu mang theo lương thực, nước uống thì phải cất giữ cẩn thận nơi thoáng mát và an toàn.
 
- Hạn chế ăn uống liên tục, phân bố lương thực hợp lý. Hạn chế ăn trong 24 giờ đầu vì bạn sẽ bị kích thích khẩu vị,bạn vẫn còn đang quen với cái thực đơn đầy đủ hàng ngày nên sẽ phân bố và ăn theo cái thực đơn đó. Số lượng lương thực ít ỏi mang theo sẽ mau chóng cạn kiệt và bẻ gẫy luôn ý chí của bạn.
 
- Tránh hoạt động liên tục và nặng nhọc (chèo xuồng liên tục chẳng hạn). Bạn cần phải giữ gìn sức lực cho cả một quá trình lâu dài.
 
- Nếu gặp trời mưa thì tìm cách hứng, đựng và dự trữ nước mưa nhiều nhất có thể. Mưa trên biển cũng không hề hiếm.
 
Mưu sinh trên bè cứu hộ
 
Nói ngắn gọn là cho dù còn hay hết lương thực,thực phẩm. Việc tìm kiếm và dự trữ nó không bao giờ là thừa thãi cả. Đánh bắt cá, chim biển, tìm rong tảo là những lựa chọn tốt nhất cho bạn vào thời điểm đó. Các bạn cũng cần phải biết một số phương thức đánh bắt và bẫy cá, chim biển đơn giản như sau:
 
- Dùng lao, móc, dao,gậy, mái chèo hoặc bất kì thứ gì bạn tạo ra để đâm, đập, chém tất cả những con cá hay bất kì sinh vật biển nào lảng vảng quanh bè. Cá ở biển chúng cực kì thiếu thận trọng. Đây không phải là điều khó khăn đâu, người ta vẫn làm như vậy đó thôi.
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 11

 
- Câu cá: Chế tạo lưỡi câu từ kim loại, gỗ,nhựa, xương cá (đặc biệt là xương cá có một số bộ phận có hình dáng rất giống lưỡi câu, chỉ cần chế tác một chút là dùng được. Nếu bắt được cá thì ruột cá giữ lại làm mồi và xương cá giữ lại làm lưỡi câu hoặc bẫy) hay bất kì thứ gì bạn có trong tay. Có lưỡi câu rồi thì dùng một ít lương thực của mình làm mồi, thịt cá hay ruột cá làm mồi cũng rất tốt. Dây câu bện từ chỉ của áo quần, buồm hoặc mang theo được sợi dây nào thì càng tốt.
 

[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 12

 
   
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 13
Tổ tiên ta ngày xưa câu cá bằng thứ này chứ không phải lưỡi câu bằng kim loại.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 14
 Khá nhiều mẫu mã chủng loại cho bạn lựa chọn.
 
- Bắt cá bằng thòng lọng: Khá ngạc nhiên khi đây là công cụ bắt cá lớn khá phổ biến ở các nước phương tây. Nó gồm một que dài cố định 2 đầu bằng 2 cái khoen chắc chắn. Dây được xỏ qua 2 chiếc khoen này để khi ta rút một đầu thì đầu kia lập tức thắt lại. Không nhất thiết là ở dạng ống như hình dưới. Tạo ra nó thì cũng không đến mức quá khó khăn. Dùng nó bạn có thể ở trên bè mà vẫn có thể bắt được cá bơi bên dưới bè. Điều khiển gậy khéo léo luồn qua thân 1 con cá và  lập tức rút mạnh đầu dây bên kia.Làm nhẹ nhàng thì những con cá (có thể là rùa, tôm lớn. mực …thậm chí là chim biển) không tỏ ra khó chịu đâu. Chúng rất thiếu thận trọng và dễ bắt hơn cá nước ngọt nhiều.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 15
Với chiếc thòng lọng “pro” như thế này thì không chỉ bắt cá mà bạn có thể làm được rất nhiều việc với nó.
 
- Câu chim biển : tương tự như câu cá. Chỉ là thay vì thả lưỡi câu đã móc mồi xuống nước thì nó được bỏ lên trên một vật nổi và thả cách xa bè. Chim biển thường bổ nhào xuống đớp rất nhanh nên lập tức nuốt luôn lưỡi câu.
 
- Bẫy bằng thòng lọng: thả xuống nước một hộp gỗ, tấm ván hay thùng gỗ có diện tích lớn một chút mà chim biển có thể đậu xuống. Trên mặt nổi của hộp bố trí thòng lọng nối đến với bạn (dây dài tầm 7 -8 m là tốt nhất). Nằm bất động rình xem có chú chim xấu số nào đậu xuống thì rút thòng lọng. Chim biển rất bạo dạn và chúng cũng rất thích những vật nổi trên biển để đáp xuống nghỉ chân. Để mồi trên đó để tăng hiệu quả cũng tốt.
 
- Tạo ra một vài loại bẫy chim đơn giản: 
 
Chỉ với gỗ và dây , bạn có thể tạo một vài loại bẫy đơn giản, nhẹ nhàng .Bỏ lên thùng gỗ, hộp gỗ thả ra đằng sau bè của mình , cố định lại và chờ nó tự sập. Mấy loại bẫy này khá yếu ớt nên ngay khi bắt được chim bạn phải thu hoạch ngay tránh chim phá hỏng bẫy.
         
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 16
 
- Thanh gỗ 1 được nối với một sợi dây xỏ lỏng lẻo qua cái chốt 2 sau đó được buộc vào thanh dẻo 3 có có nhiệm vụ tạo lực bật.
 
- Chim đậu vào thanh 1 sẽ làm chốt lung lay không giữ được thanh 1 nữa. Thanh dẻo 3 lập tức kéo thanh gỗ 1 qua chốt 2 và kéo luôn dây được bố trí phía dưới mắc vào chân chim.Nói thì khó hình dung nhưng đại khái chim sẽ bị mắc chân như hình dưới:
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 17
 
- Rong tảo:  Nguồn cung cấp vitamin A,B và chất xơ duy nhất. Ăn nhiều cá hay thịt chim sẽ phá hủy hệ tiêu hóa của bạn nhanh chóng nếu không có chất xơ và vitamin A từ rau quả. Giống như việc bạn không thể chịu được việc chỉ ăn thịt cá  thay cơm và rau vậy. Kiếm được rong tảo trên biển cũng không phải là việc quá khó.
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 18
Rong biển tốt cho sức khỏe và chúng có rất nhiều ở tất cả các đại dương.
 
- Nước:  một trong những yếu tố sống còn nhất. Trên biển thì những cơn mưa lớn là thường xuyên xảy ra, lúc đó hãy dự trữ nhiều nhất có thể lượng nước mưa quý báu ấy. 
 
Trong trường hợp bạn không gặp bất kì cơn mưa nào thì hãy uống nước ép từ cá, cơ thể con người 70% là nước thì cá cũng chứa một lượng nước tương tự. Nó có vị tanh nhưng ít nhất thì không hề mặn, cũng không khó uống như máu động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống nước biển sẽ làm bạn mất nước hơn và chết khát còn sớm hơn. Nhưng Ben nói nếu uống nước biển một lượng nhỏ với khoảng thời gian dãn cách lớn thì cơ thể con người cũng có thể tiêu thụ hết lượng muối đó. Dù sao thì hàng ngày bạn cũng cần phải hấp thụ một lượng muối vừa đủ. Phương án uống nước biển là phương án cuối cùng và phải tuân thủ quy định: 
 

     1. Mỗi lần không được uống quá một ngụm lớn.

 

     2. Không được uống quá 2 lần trong một ngày.

 
Thor Heyerdahl (1914-2002) và William Willis (1897-1968) đã tuyên bố nếu trộn nước biển với nước ngọt theo tỉ lệ 6/4 thì có thể uống mà không gặp bất kì triệu chứng bệnh tật nào (ngộ độc máu, loạn nhịp tim, tràn máu…) . 2 người này đã uống liên tục như thế trong 70 ngày mà vẫn sinh hoạt bình thường. Không hề có dấu hiệu của bệnh tật. Việc này không có nghĩa là bạn có thể giống họ nhưng chuyện gì cũng nên tính toán đến khi phải lâm vào bước đường cùng.
 
Di chuyển với với bè cứu hộ
 
Có 3 phương pháp di chuyển chính: Chèo bằng mái chèo, dùng buồm lợi dụng sức gió và di chuyển nương theo các dòng hải lưu. Trong 3 phương pháp trên thì chèo thuyền chỉ dùng để tìm kiếm, nghiên cứu ( tìm dòng hải lưu, tìm kiếm thức ăn...) chứ không thể dùng lâu dài. Dùng buồm thì lại phải phụ thuộc vào sức gió và chiều gió. Chỉ có các dòng hải lưu là sẽ đưa ta đến nơi ta cần đến. Dù đó là đất liền hay hoang đảo thì cũng tốt hơn việc lênh đênh trên đại dương rất nhiều. Nếu bạn trôi dạt trên đại dương đã lâu mà không thể xác định được phương hướng di chuyển, việc tìm kiếm một dòng hải lưu là điều cần thiết. Ngoài ra các dòng hải lưu thường cố định và khá nổi tiếng,cùng lắm 1 năm nó chỉ thay đổi vị trí chút ít theo mùa. Nếu nắm vững được kiến thức địa lý thì chỉ cần nhận biết dòng hải lưu nào ta có thể xác định vị trí, kinh, vĩ độ của mình. Nhận biết được dòng hải lưu này sẽ đưa mình đi đến đâu để rồi vạch ra kế hoạch cụ thể.
 
Màu sắc của nước biển:
 
Bạn đang lang thang trên đại dương nên việc nắm bắt được tính cách của đại dương là điều rất cần thiết cho sự sinh tồn của chúng ta. Màu sắc của nước biển chính là nhân tố chính nói lên điều đó:
 
 
- Nước biển thường có màu xanh (Blue) hoặc màu lục (green). Nếu nước biển màu xanh lá cây càng đậm thì nồng độ muối càng thấp, lượng sinh vật phủ du trong nước cao. Nếu có ý định uống nước biển tốt nhất uống loại nước biển này( vẫn phải nhớ uống nước biển là phương án cuối cùng, không phải cơ thể ai cũng hấp thụ được hàm lượng muối như nhau. Nếu có dấu hiệu mất nước, loạn nhịp tim thì phải dừng lại ngay .Có thể bạn đã bị ngộ độc máu do uống nước biển.
 
- Nước biển màu xanh da trời (Blue) có nồng độ muối cao, ít sinh vật phù du và cũng trong hơn.
 
- Vùng biển có màu xanh da trời càng nhạt thì càng hay xảy ra những cơn bão, mưa lớn.
 
- Các vùng biển có nhiều san hô, tảo, rong thì nước biển ngả sang màu vàng.
 
- Nước biển màu đỏ, nâu đỏ: chứa nhiều tảo rất nhỏ màu nâu đỏ.
 
- Những dòng hải lưu cũng thường có màu sắc với vùng biển thường. Ngoài ra nhiệt độ, hàm lượng muối cũng có thể khác.
 
- Nước biển bỗng nhiên đổi màu sậm  là dấu hiệu sắp có một cơn giông hoặc bão.
 
Việc quan sát màu nước biển này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thực tế. Lợi dụng nó như thế nào cũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Hi vọng bạn biết cách áp dụng nó thật tốt.
 
Di chuyển trên biển bằng bè
 
Hải Lưu: tìm kiếm và tận dụng các dòng hải lưu là phương án tốt nhất, ta luôn có một hướng đi cụ thể mà không bị chi phối bởi hướng gió hoặc đơn giản khi ta thậm chí không có nổi một chiếc buồm. Khi đã tìm kiếm được cho mình một dòng hải lưu nào đó ta có thể điều khiển tốc độ di chuyển của mình bằng một công cụ tự tạo. Nó có thể tăng tốc độ của bè lên rất đáng kể. Đó là 1 chiếc Sea anchor , vật dụng này cho đến bây giờ vẫn được sử dụng khá rộng rãi.
         
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 19
Nguyên lý hoạt động của một sea anchor (buồm gầu).
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 20
 
 
[Kỹ năng sinh tồn] Phần 3: Đương đầu với biển cả 21
 Bạn có thể thay cái xô này bằng bất kì thứ gì sẵn có: vải, túi nilon...
 
Chẳng cần giải thích nhiều đúng không. Dòng hải lưu chảy mạnh nhưng thường chảy sâu trong lòng biển hơn là trên mặt. Sử dụng một chiếc buồm ngầm như thế này để kéo chiếc bè về phía trước thì rất hiệu quả khi ta đang trong dòng chảy của nó.Nếu không thể tạo ra bất kì cái sea anchor nào được thì làm bè đầm hơn, chìm sâu vào nước hơn 1 chút thì tốc độ trôi cũng nhanh hơn.
 
Gió:  Với một chiếc buồm thì nên lợi dụng gió vì gió ở khắp nơi và không khó kiếm tìm như các dòng hải lưu. Nhưng nắm vững được quy luật của gió để lợi dụng hay không thì lại là chuyện khác. Những cao thủ đi biển có thể nhìn hướng gió và cường độ của gió mà nhận biết được gió này là gió nào, thổi từ đâu đến đâu. Một số người còn có thể làm cho thuyền buồm chạy ngược chiều gió.
 
- Thuyền bè càng nhẹ, diện tích tiếp xúc với mặt biển càng ít thì đi càng nhanh.
 
- Không có buồm thì lấy thân mình làm buồm. Đơn giản là ngồi ở tư thế cao một chút.
 
Bão: Lang thang trên đại dương với một cái bè mà gặp bão biển thì đen đủ đường rồi. Thu buồm lại và bám chặt lấy bè là tất cả những gì bạn có thể làm. Một lời khuyên ở đây là nếu còn sống thì đừng say sóng, có say sóng cũng đừng nôn. Phí nước và thức ăn lắm :).
 
Ước lượng khoảng cách:
 
- Ngày nắng đêm không mưa, tầm nhìn xa trên 10km. Câu này mọi người đã nghe xa xả trên tivi rồi nhưng chưa chắc ai đã hiểu rõ nó như thế nào. Đó là khoảng cách xa nhất mà con người có thể nhìn được bằng mắt thường các vật thể trên nền trời trong điều kiện thời tiết tốt. Nó có thể bị thay đổi bởi yếu tố môi trường.
 
Nói nôm na là một chiếc tàu lớn như titanic, thậm chí là lớn hơn vài lần nữa thì bạn cũng không thể nhìn thấy nó khi nó cách xa bạn khoảng 20km. nó đã vượt quá tầm nhìn xa của bạn Bạn có thể ước lượng khoảng cách từ nó đến bạn bằng cách đơn giản sau:
- Đọc được chữ trên bảng tên của tàu :Khoảng cách khoảng 800 m, con người trên tàu vẫn có thể mường tượng ra được tuy nhỏ như que tăm.
 
- Nhìn thấy đầy đủ con tàu : khoảng 1500 - 1800 m.
 
- Chỉ nhìn thấy nửa trên của con tàu : 3000 - 4000 m.
 
- Chỉ còn thấy 2 ống khói của tàu mà không nhìn thấy bất kì phần thân nào:  11000 - 13000 m.
        
Tìm hải đảo:
 
Bằng các dòng hải lưu, bằng mây và bằng các lại chim biển. Phần này tôi đã nói rõ ở phía trên.
Nói chung cuộc sống của bạn dù ở đâu thì cũng phải phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: khả năng quan sát và óc phán đoán cộng với kinh nghiệm thực tiễn. Làm tốt cả 3 thứ đó thắng lợi sẽ thuộc về bạn.
Tổng kết
 
Vật lộn với sóng gió, đói khát, mưa nắng, bệnh tật … Nhưng đáng sợ nhất chính là sự cô đơn, nỗi sợ hãi và tâm lý hoảng loạn khi phải đối mặt với thế lực hùng vĩ nhất của thiên nhiên : biển cả. Nhiều người đã điên loạn và tự giết chính mình trước khi họ chết bởi các yếu tố tự nhiên khác. Đó là những người non kém kinh nghiệm, thiếu ý chí sinh tồn và cái chết là lối thoát duy nhất dành cho họ.
 
Ngoài khi tai nạn trên biển, con người cũng là một trong những yếu tố đe dọa đến sự an toàn của bạn.Cướp bóc, lừa đảo, những kẻ cơ hội luôn tồn tại quanh bạn. Không phải thuyền trưởng nào cũng đầy tinh thần trách nhiệm như Edward Smith , không phải ở đâu cũng có những người ga lăng như anh chàng Jack. Lúc đang hỗn loạn giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tin tưởng vào sự thương xót của một kẻ nào đó là những ý nghĩ rất sai lầm. Bằng khả năng của bạn, hãy tự cứu lấy chính bạn và cả người thân của mình.
 
Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học Thụy Điển đăng trên tạp chí PoNAS. Khi xảy ra đắm tàu, thuyền trưởng và nhất là các thuyền viên sẽ tự tìm lối thoát cho mình trước tiên. Hầu hết họ đều sống sót.
 
Đàn ông có tỉ lệ sống sót cao gấp đôi phụ nữ.
 
Trẻ em có tỉ lệ sống sót còn thấp hơn mặc cho những lời kêu gọi ưu tiên phụ nữ và trẻ em. Chúng thậm chí bị xô đẩy, chèn ép đến chết.
 
Kết luận này được đưa ra khi nhóm nghiên cứu phân tích số liệu thống kê từ 18 vụ đắm tàu lớn xảy ra từ năm 1852 đến năm 2011 với 15000 hành khách và thủy thủ đoàn thuộc hơn 30 quốc gia khác nhau.
 
“Đàn ông thường rất ga lăng với phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng không phải lúc tàu đắm”.
 
Câu này tôi trích nguyên văn từ một bài báo và đưa nó lên đây không hề có ý gây tranh cãi gì cả. Chúng chỉ là những con số và nếu thích, bạn có thể suy nghĩ về chúng.
Chủ đề: , ,

2135 lượt đọc 01-06-2021

Bình luận:



Hotline: 084 310 0000